CẨM CHỈ NAM PHI – KHAN HIẾM NGUỒN HÀNG

Trang Chủ > CẨM CHỈ NAM PHI – KHAN HIẾM NGUỒN HÀNG

CẨM CHỈ NAM PHI – KHAN HIẾM NGUỒN HÀNG

Hiện nay đơn hàng nội thất gỗ của các Doanh nghiệp liên tục tăng nhưng các doanh nghiệp đang đứng trước những thách thức lớn, đó là thiếu nguồn gỗ nguyên liệu, đặc biệt là Cẩm chỉ Nam Phi.

.......

Đơn hàng tăng nhưng lo lắng chồng chất!

Đơn hàng liên tục tăng trong những tháng gần đây nhưng ông Ngô Đức Trọng – Giám đốc Cty TNHH Minh Long Sang Trọng không khỏi lo lắng khi nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào từ thị trường Nam Phi không ổn định. Nguồn gỗ nguyên liệu mà Cty Minh Long Sang Trọng sử dụng chủ yếu là gỗ Cẩm chỉ Nam Phi. Liên tục trong mấy tháng nay, giá gỗ tăng cao, tính đến thời điểm hiện tại đã tăng khoảng 30% so với hồi đầu năm ngoái.

......

Để có nguyên liệu ổn định sản xuất, Công ty Minh Long Sang Trọng đã chi ra hàng chục tỷ đồng nhằm gom hết toàn bộ những lô cẩm cuối cùng cập cảng tại Việt Nam nhằm làm nguồn hàng dự trữ cho những năm sắp tới. Đây được coi là nguồn hàng vô cùng hiếm hoi và quý giá tại thời điểm hiện tại và dự báo trong tương lai sẽ trở nên vô cùng đắt giá.

Theo nhận định của các chuyên gia đầu ngành, do thiếu nguồn gỗ cẩm nguyên liệu nên các mặt hàng nội thất được gia công từ loại gỗ này sẽ liên tục tăng giá và dự báo sẽ tăng vọt trong những tháng cuối năm.

Và theo các chuyên gia, hiện nay vẫn chưa phải là thời điểm thách thức nhất của ngành chế biến gỗ. Dự đoán giai đoạn 2020 – 2025 mới là thời kỳ mà các quốc gia ở Châu Phi đưa ra chính sách hạn chế xuất khẩu gỗ ra thị trường thế giới, nguồn cung ứng nguyên liệu lúc đó sẽ vô cùng khó khăn và khan hiếm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất nội thất gỗ tự nhiên trong nước còn bị áp lực cạnh tranh bởi các doanh nghiệp nước ngoài nên dự báo nguồn nguyên liệu gỗ sẽ rất khan hiếm.

4 (1)

Bài toán khó!

Không chỉ Cẩm chỉ Nam Phi , về dài hạn, nguồn gỗ nguyên liệu nói chung sẽ khan hiếm. Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), tháng 11-2016, Nam Phi và EU đã kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác tự nguyện VPA/FLEGT. Sau khi hiệp định này có hiệu lực, tất cả các sản phẩm gỗ Nam Phi xuất khẩu ra các nước đều phải có nguồn gốc hợp pháp. Điều này sẽ khiến lượng hàng nhập khẩu ra các nước từ Nam Phi trong đó có Việt Nam giảm mạnh.

17424994_1379484828793006_3755346278534841828_n

Hiện nay Trung Quốc đã cấm khai thác và xuất khẩu gỗ nguyên liệu, thương nhân nước họ sẽ tràn ra thế giới thu mua nguyên liệu, bao gồm thu mua ở thị trường Nam Phi. Lào và Campuchia – các nước cung cấp gỗ chính cho Việt Nam, cũng đã có chính sách cấm xuất khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ từ rừng trồng. “Nguyên liệu gỗ sẽ là bài toán khó cho ngành khi phải tìm nguồn cung đáp ứng tốc độ tăng trưởng 10-15% và phải đảm bảo gỗ có nguồn gốc hợp pháp”, ông Quyền nhận định.

Chính sách cấm xuất khẩu gỗ ra thị trường thế giới của Chính phủ Nam Phi vẫn chưa chính thức được thông qua nhưng đó vẫn là một mục tiêu trong kế hoạch “đóng cửa rừng” của họ. Do vậy trong thời gian tới, “khát” gỗ nguyên liệu và vấn đề giá cả tăng vọt vấn là bài toán khó và là thách thức lớn cho tất cả các Doanh nghiệp, đặc biệt là các Doanh nghiệp sản xuất Nội thất từ gỗ tự nhiên nhập khẩu.

Bài Viết Mới

0941413979

gọi để nhận tư vấn miễn phí

Please wait...