Giá gỗ nguyên liệu đạt chuẩn chờ giá tăng
Tăng cường cơ hội, giảm thiểu rủi ro là chiến lược phát triển lâu dài cho mỗi doanh nghiệp và cả ngành Gỗ của Việt Nam trong tương lai. Loại bỏ nguồn gỗ nguyên liệu rủi ro cao không có nguồn gốc rõ ràng, thay thế bởi các nguồn gỗ nguyên liệu “sạch” là nhu cầu cấp bách.
Đó là nhận định của các chuyện gia tại Hội thảo Xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đến nửa đầu năm 2018, do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định, Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ TP.Hồ Chí Minh (HAWA) .
Xuất khẩu gỗ có thể vượt 7 tỷ USD
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Tôn Quyền – Tổng Thư ký VIFORES cho biết kim ngạch xuất khẩu đạt gần 3,7 tỷ USD. Trung bình kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt khoảng 700 triệu USD/tháng. Nếu duy trì được đà tăng trưởng như hiện nay, kim ngạch xuất khẩu có thể đạt con số trên 7 tỷ USD.
Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản là 3 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2018 – chiếm 70,3% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
Bên cạnh mặt hàng gỗ xuất khẩu, theo ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia phân tích của Tổ chức Forest Trends (Hoa Kỳ), hàng năm Việt Nam nhập khẩu một lượng gỗ nguyên liệu rất lớn, tương đương với 1,7 – 1,8 tỷ USD về kim ngạch. Giá trị kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu gỗ chiếm trên 90%.
Gỗ nguyên liệu, bao gồm gỗ tròn và xẻ, là nhóm mặt hàng chủ đạo trong cơ cấu mặt hàng gỗ nhập khẩu vào Việt Nam. Gỗ từ nguồn này có vai trò to lớn, trực tiếp góp phần giúp ngành chế biến gỗ Việt Nam tiếp tục mở rộng và tăng trưởng.
Về nguồn cung nhập khẩu, Trung Quốc là nước cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất cho Việt Nam, tiếp theo là Châu Phi, Châu Âu và Hoa Kỳ…
Áp lực nguồn cung
Theo đánh giá của các đại biểu, nhìn chung, tình hình xuất nhập khẩu gỗ không có biến động lớn. Tuy nhiên trong tương lai có thể có sự thay đổi do chính sách kiểm soát nguồn gỗ nguyên liệu tại các quốc gia có hiệu lực.
“Mở rộng và phát triển của ngành gỗ hiện nay đang phải đối mặt với một số khó khăn, trong đó đặc biệt phải kể đến cạnh tranh về nguồn gỗ nguyên liệu. Cạnh tranh thể hiện cả về nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu và nguồn cung từ trong nước”, ông Nguyễn Tôn Quyền nhấn mạnh.
Cụ thể, chính sách cấm khai thác gỗ rừng tự nhiên của chính phủ với chính sách siết chặt việc khai thác, thương mại và xuất khẩu gỗ nguyên liệu tại một số quốc gia cung gỗ rừng tự nhiên từ rừng nhiệt đới làm gia tăng cạnh tranh về cung toàn cầu, trong đó bao gồm một số công ty nhập khẩu của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Biến động nguồn cung gỗ cho Việt Nam còn do các quốc gia cung gỗ rừng tự nhiên từ khu vực nhiệt đới cho Việt Nam siết chặt kiểm soát việc khai thác, thương mại và xuất khẩu.
Không những vậy, cung gỗ nguyên liệu từ các nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông có nhiều biến động, với nguồn cung từ Lào, Campuchia gần như mất hẳn, trong khi nguồn cung từ Nam Phi gia tăng đột biến.
“Nguồn cung gỗ nguyên liệu từ Lào mặc dù có tác động tiêu cực, ít nhất trong ngắn hạn tới các làng nghề, các công ty trực tiếp tham gia nhập khẩu và công ty xuất khẩu sản phẩm được làm từ nguồn gỗ này, nhưng giảm cung từ nguồn này giúp nâng cao hình ảnh ngành chế biến gỗ của Việt Nam trong việc loại bỏ nguồn gỗ có rủi ro cao. Tuy nhiên, gia tăng đột biến về lượng nhập khẩu từ Nam Phi lại có tác động ngược lại, làm mất đi các hình ảnh của ngành gỗ Việt Nam…” – ông Phúc lo ngại.
Các chuyên gia cũng chỉ rõ, không chỉ có sự biến động ở nguồn cung, tại các thị trường xuất khẩu, có những tín hiệu cho thấy sẽ có những thay đổi trong chính sách của chính phủ nhằm quản lý chặt chẽ hơn các mặt hàng gỗ nhập khẩu.
Trước những áp lực này, theo các chuyên gia, tăng cường cơ hội, giảm thiểu rủi ro là chiến lược phát triển lâu dài cho mỗi doanh nghiệp và cả ngành Gỗ của Việt Nam trong tương lai.
Cùng với đó, loại bỏ nguồn gỗ nguyên liệu rủi ro cao có nguồn gốc từ nhập khẩu, thay thế bởi các nguồn gỗ nguyên liệu ‘sạch’ là nhu cầu cấp bách. “Điều này không những nhằm đáp ứng với các yêu cầu hiện nay từ các thị trường xuất khẩu quan trọng truyền thống của Việt Nam mà còn góp phần chuẩn bị sẵn sàng cho ngành gỗ Việt Nam trong tương lai. Đồng thời, để làm điều điều này cần có sự cam kết mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp và cơ chế kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý cấp trung ương và địa phương” – ông Tô Xuân Phúc nhấn mạnh..
Bài Viết Mới
GIỚI THIỆU VỀ LÒ SẤY GỖ CÔNG NGHỆ HƠI NƯỚC TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT GỖ QUÝ 1000 NĂM!
Gỗ tươi hay còn gọi là gỗ chưa sấy luôn chứa một lượng nước lớn bên trong. Lượng nước tồn tại trong gỗ sẽ làm... Xem thêm
Công ty Minh Long Sang Trọng chào mừng Mr. Wilhelm Heinrich chuyên gia hàng đầu nội thất Châu Âu
Ngày 21.10.2019, Công ty Minh Long Sang Trọng chào mừng Mr. Wilhelm Heinrich, chuyên gia hàng đầu nội thất Châu Âu đã đến thăm,... Xem thêm
Nội thất dành cho căn hộ chung cư
Nội thất dành cho căn hộ chung cư hiện nay khá đa dạng. Tuy nhiên xu thế nửa cuối năm 2019 lại thiên về các gói Combo nội... Xem thêm